Google Checkout rời cuộc chơi, Amazon Payment đối đầu với PayPal

Google Checkout rời cuộc chơi, Amazon Payment đối đầu với PayPalTrong năm 2013 này, Google khai tử rất nhiều dịch vụ : Google Calendar, Google Sync, Google Talk, iGoogle, Google Building Maker, Google Reader và sắp tới sẽ là Google Checkout.

Trong thông báo chính thức từ Google thì Google Checkout sẽ được cho “nghỉ hưu” vào ngày 20 tháng 11 tới. Google muốn dành nguồn lực để phát triển hình thức thanh toán bằng điện thoại với tên gọi Google Wallet, tức “Ví điện tử Google”, đây là một ứng dụng chạy trên Android và iOS.

Có một thứ thực sự mới mẻ về Google Wallet là nó sẽ làm cho điện thoại của bạn hoạt động như là một cái thẻ tín dụng và có thể sử dụng để thanh toán ở các điểm chấp nhận hình thức thanh toán bằng Google Wallet. Lúc đó chỉ cần bạn chạm điện thoại (có NFC) vào máy đọc (hỗ trợ Google Wallet), trên màn hình điện thoại sẽ xuất hiện ô để nhập mã PIN > và khi bạn nhập đúng mã, hóa đơn mua hàng sẽ hiển thị trên màn hình > bạn bấm nút xác nhận là hoàn tất giao dịch, và người bán sẽ giao hàng cho bạn :v_great:

Hy vọng lần này Google sẽ thành công bởi vì hình thức thanh toán bằng điện thoại giống như Google Wallet đang làm vẫn chưa có ai tham gia. Còn lĩnh vực thanh toán trực tuyến trên máy tính thì có khá nhiều, nhưng khó xơi nhất vẫn là PayPal.

Ngay khi Google vừa ngã thì Amazon lập tức nhảy vào với hình thức thanh toán Amazon Payment.

Với kho dữ liệu khách hàng khổng lồ, lên đến 250 triệu người dùng thường xuyên, Amazon Payment là đối thủ mà PayPal không thể xem thường bởi vì việc thanh toán bằng Amazon Payment vô cùng đơn giản :

– Không cần phải tạo tài khoản trên trang bán hàng
– Không cần nhập thông tin thẻ tín dụng
– Không cần nhập thông tin billing và shipping address

Việc không cần tạo tài khoản trên trang bán hàng cũng tùy. Bởi vì những trang liên kết thanh toán với Amazon có thể lấy được một số dữ liệu của bạn từ Amazon (họ tên, địa chỉ email…) và tự động tạo tài khoản giúp bạn. Việc này cũng không đáng để chúng ta quan tâm, quan trọng là thông tin thẻ được bảo mật là đủ.

Hình minh họa bên dưới cho thấy Amazon Payment hoạt động như thế nào. Ở phần thanh toán, người dùng sẽ chọn hình thức thanh toán là “Pay with Amazon” :

Google Checkout rời cuộc chơi, Amazon Payment đối đầu với PayPal

Một cửa sổ hiện ra để bạn đăng nhập bằng tài khoản Amazon, khi thành công sẽ thấy trang :

Google Checkout rời cuộc chơi, Amazon Payment đối đầu với PayPal

Bạn có thể sửa lại địa chỉ giao hàng, chọn thẻ tín dụng để thanh toán, xong bấm nút “Place your order” là hoàn tất giao dịch.

Khi thanh toán bằng Amazon Payment, bạn được đảm bảo quyền lợi của người mua hàng giống như khi bạn mua trên Amazon vậy. Amazon sẽ được đảm bảo về chất lượng hàng hóa và thời gian giao hàng. Nếu như người bán làm ăn cà chớn, Amazon sẽ hoàn tiền cho bạn và sẽ xử lý người bán. Cứ tưởng tượng hành động này giống như vụ bác sĩ thẩm mỹ viện Cát Tường ném xác phi tang vậy, lúc đó Bộ trưởng Bộ y tế sẽ nhận trách nhiệm trước và xử lý nội bộ sau. Dĩ nhiên, nếu có quá nhiều vụ việc cần phải nhận trách nhiệm thì có nghĩa là làm không nổi, nên từ chức.

Bạn cũng có thể sử dụng Amazon Payment để gửi, nhận và yêu cầu trả tiền giữa các tài khoản với số tiền tối đa cho các cá nhân là $500/tháng. Hiện tôi chưa thử nên cũng không rõ là có tốn phí hay không nhưng nếu ở Mỹ thì có thể sẽ được miễn phí, giống như PayPal.

Người dùng không phải trả bất kỳ khoản phí nào khi thanh toán bằng Amazon Payment bởi vì trang bán hàng sẽ trả chúng (còn việc họ có tính vào giá sản phẩm hay không thì hên xui :)) ). Mức giá mà Amazon đưa ra là 2.9% giá trị đơn hàng + $0.3/lần giao dịch.

Nếu các trang bán hàng triển khai Amazon Payment thì tôi sẽ sử dụng nó thay cho PayPal. Bởi vì Amazon khá dễ chịu trong việc quản lý tài khoản. Bạn có thể đăng nhập ở bất kỳ đầu trên thế giới, chỉ cần biết username và password. Trong khi đó với PayPal, nếu tài khoản được tạo ở Mỹ mà lại thường đăng nhập ở Việt Nam thì có thể sẽ bị khóa. Và một khi tài khoản PayPal bị khóa rồi thì bạn sẽ tốn khá nhiều thời gian, công sức để mở nó trở lại.

Một cổng thanh toán khác cũng vừa mới khai trương để cạnh tranh với PayPal : V.me by VISA. Cổng thanh toán này được phát triển bởi chính tổ chức phát hành thẻ tín dụng hàng đầu thế giới là VISA nên khía cạnh bảo mật và tin tưởng là chấp nhận được. Vấn đề còn lại chỉ là nó có tiện lợi như Amazon Payment hay không mà thôi. Nếu tôi đã có tài khoản tại Amazon và trang bán hàng chấp nhận thanh toán qua Amazon Payment thì tôi không tìm được lý do nào lại sử dụng PayPal hoặc V.me cả, thực sự là vậy.

Một số trang bán hàng lớn đã hỗ trợ thanh toán bằng V.me by VISA, một số thì hỗ trợ Amazon Payment nhưng đa số đều hỗ trợ…PayPal :))

11 Comments
  1. Anh!
    Cái áo mới này đẹp à nha!
    Mà em nghĩ anh nên sửa cái font ở tiêu đề bài viết đi. Font này k hỗ trợ Unicode thì phải nó hiển thị k đúng á, mấy ký tự “Ô”, “Ơ” đó!!

    • Hehe, cái đó không phải lỗi đâu em.Theme nó tự động cắt 60 ký tự đầu của comment. Chả may mà trúng chữ nào có dấu thì nó ko xử lý được nên mới ra cái ô hình thoi có dấu chấm hỏi đó mà 😀

    • Có lỗi đó anh, em dùng Chrome mới nhất trên win 7:
      Link ảnh

    • Thanks em. A cũng thấy nó đẹp nên mới mua đó chớ :))
      Còn cái vụ tiêu đề thì anh thấy nó hiển thị rất tốt trên cả Firefox, IE và Chrome, phiên bản mới nhất. Em có thể cho a biết là em xài trình duyệt nào và phiên bản mấy hay không ? Có gì a sẽ fix. Tiêu đề của bài viết a xài font Unicode hỗ trợ tiếng Việt từ Google Fonts.

      • Đó là do người thiết kế font chữ người ta “vẽ” chữ “o”, chữ “ô” thế nào thì nó hiển thị thế ấy thôi. Không thể có chuyện cùng một đoạn văn bản mà có nhiều font chữ tự sinh đâu em. Cái font chữ của tiêu đề bài viết anh xài font “Patrick Hand” của Google.

        Vấn đề đau đầu duy nhất của font này chính là nó không hiển thị được trên điện thoại hoặc máy tính bảng 🙁

      • Em dùng Chrome phiên bản mới nhất, bên Firefox cũng lỗi anh à! Không phải là không hiển thị mà là hiển thị khác font. Anh có thể thấy chữ “Ô” “Ơ” hay nếu anh gõ thêm “Ư” chẳng hạn nó sẽ hiển thị font khác không phải là font đó nữa. Anh có thể thấy sự khác nhau giữa chữ “O” và chữ “Ô”. nó thật ra không cùng 1 font!

        Ý em là nó vẫn thấy nhưng mà khác font đó anh à!

  2. Tui xài Firefox phiên bản mới nhất và cũng không thấy tiêu đề bị lỗi gì cả 🙂 .

  3. Bán được tui mừng quá trời luôn, mua nải chuối cúng ông Địa liền :). Ông anh mua cái đầu thu của tui nói là xài tốt nên tui cũng mừng cho ổng. Tui đâu có mua trực tiếp từ Taobao đâu mà nhờ công ty thứ ba mua dùm. Bữa nào hỏi ông kinh nghiệm mua hosting và theme nhen, chắc đợi tới Black Friday. Làm cái thẻ Visa lâu rồi mà chưa xài.

Ý kiến phản hồi