Kể từ khi thay thế Google Talk, Google Hangout đã được Google cập nhật rất nhiều tính năng mới. Tới thời điểm hiện tại thì tôi thấy nó đã đủ hấp dẫn để viết một bài giới thiệu.
Tôi dần dần quen với việc sử dụng Google Hangout để nhắn tin, chia sẻ hình ảnh và gọi video bởi một lý do đơn giản : nó được tích hợp vào Android và sử dụng chung tài khoản đăng nhập với điện thoại. Cài thêm các ứng dụng chat và nhắn tin khác chỉ tổ thêm rối đội hình :))
Google Hangout có thể được sử dụng và đồng bộ trên nhiều thiết bị chạy Windows, Android hoặc iOS. Những tính năng chính :
– Chat : bạn có thể chat giữa các tài khoản Google trong danh bạ. Trình chat cho phép bạn gửi và hiển thị hình ảnh.
– Gọi Video : Google vừa mới “nâng tầm HD” cho tính năng video call này nên hình ảnh hiển thị rất tốt. Nếu bạn sử dụng trên các máy tính bảng đời mới thì chất lượng video call khỏi phải chê 😀
– Google Effects : thêm nhiều hiệu ứng khi gọi video. Bạn có thể bỗng dưng đội nón, có râu, đeo kính…v…v…Ngoài ra, Google còn mới cập nhật thêm hiệu ứng xóa phông nền và thay bằng phông nền sẵn có của Google.
– Youtube : tính năng chia sẻ video từ Youtube, tất cả mọi người tham gia chat đều có thể cùng xem và chia sẻ.
– Screenshare : tính năng này cho phép những người đang chat với bạn thấy toàn bộ màn hình hoặc chỉ thấy riêng cửa sổ Hangout
– Remote Desktop : tính năng này cho phép bạn điều khiển máy tính của bạn chat. Chọn tính năng này, cửa sổ hiện ra bấm “Ok, I got it” > bấm “Help….”
Đầu dây bên kia sẽ nhận được thông báo là bạn đang muốn điều khiển máy tính của họ :
Nếu đồng ý thì bấm Accept. Một hộp thoại khác hiện ra bấm nút Accept một lần nữa. Và bạn có thể điều khiển máy tính của người đó :
Trong thời buổi mà TeamViewer bị siết chặt như hiện tại thì tính năng Remote Desktop của Google Hangout rất đáng giá. Về chất lượng đường truyền thì tôi không tiện đánh giá vì đang xài mạng tốc độ cao. Còn về tính tiện ích thì khá ổn, duy chỉ có một bất tiện là bạn không thể xem màn hình remote ở chế độ full screen được.
Để sử dụng Google Hangout, hiện tại thì Google bắt bạn phải gia nhập mạng Google+. Nhưng không sao, bạn cứ tạo profile rồi để đó. Cách sử dụng :
– Tải về plugin cho trình duyệt Google Chrome tại : Google Hangout
– Sau khi cài đặt, plugin này sẽ tích hợp vào Google Chrome, đồng thời sẽ có một icon dưới khay hệ thống. Bạn bấm vào đó và sẽ xuất hiện bảng yêu cầu tạo một profile cho Google+
Bạn bấm vào đó để tạo, cũng đơn giản là chỉ nhập họ tên và giới tính mà thôi > xong bấm Finish. Danh sách contact (danh bạ trong Gmail) của bạn sẽ hiện lên. Muốn liên lạc với ai đó thì bạn nhấp đúp chuột vào tên người đó. Nếu muốn thêm ai đó vào danh sách thì gõ địa chỉ email vào ô đầu tiên trong hộp thoại.
Một điểm cần lưu ý là những tính năng tôi nói bên trên bạn sẽ không tìm thấy trong Goolge hangout nếu không sử dụng tính năng video call của nó. Thực tế, nói video call vậy thôi chứ hai bên chả cần phải có web cam hay gì hết. Ở cửa sổ chat, bạn bấm vào biểu tượng video call như hình minh họa bên dưới :
Một điểm đặc biệt mà Google vừa mới cập nhật cho Google Hangout cách đây…vài tháng là khả năng nhận cuộc gọi từ Google Voice. Nếu bạn đã setup thành công tài khoản Google Voice thì mỗi lần có ai gọi, Google Hangout trên máy tính (hoặc trên điện thoại) sẽ nhảy ra thông báo có cuộc gọi đến :
Như bạn thấy, cứ vào khoảng nữa đêm là tôi phải tắt Hangout bởi vì nó reng liên tục. Số Google Voice của tôi không biết bị đăng ở đâu trên mạng mà rất nhiều người bên Mỹ gọi vào :((
Chắc là số G.V của bạn được đăng trên một trang xxx kèm theo một tấm Avatar sexy nên nhiều trai Mỹ gọi vô, kakaka
tình hình là em này có thể sẽ thay thế cho Viber với zalo trong tương lai “khá gần”, hi vọng là khi ra bản tích hợp SMS giống iMess thì nó sẽ làm giảm phân mảnh, vì h số người dung OTT theo từng loại cứ xêm xêm nhau (_ _ ‘)