Truy cập máy tính ở nhà thông qua internet

Trước khi đi vào câu chuyện, tôi xin nói với các hàng xóm là : đây là một bài viết chưa hoàn chỉnh. Để hoàn chỉnh nó, có thể cần sự trợ giúp của một hàng xóm khác. Tôi sẽ cập nhật lại bài viết nếu các bạn giúp tôi hoàn chỉnh nó.

Khoảng 3 năm trước, trong lúc nằm ở nhà chờ…đi học, nói trắng là lúc đó đang…thất học :cuoibebung: , tôi đã đăng ký một khóa học MCSE về mạng máy tính. Thật ra, lý do chủ yếu là tôi muốn biết nhiều hơn một chút về mạng máy tính. Hồi đó nghe người ta nói về địa chỉ IP, Gateway, Modem, DNS, nối mạng hai máy tính, domain, share dữ liệu….v…v…hoàn toàn mù tịt -> đó là động lực chính để đi học cho biết.
Haha, có lẽ chính vì cái lý do “học cho biết” nên bây giờ chỉ biết thôi, còn làm thì pótay :cuoibebung: . Hồi đó lúc tôi học về cơ chế NAT và Modem, tôi có thực hành một vụ thú vị : truy cập vào máy tính ở nhà từ internet ! Và hôm nay tôi quyết định giới thiệu nó cho mọi người cùng vọc, mặc dù chưa hoàn chỉnh.

Lý do mà tôi bỏ ngang bài viết này là không có internet và modem ở nhà để thử. Hôm qua, tôi đã thử 3 tiếng đồng hồ ở nhà thằng bạn và chụp được mấy cái hình -> laptop hết pin -> đi chợ với nó và nấu cơm -> trong khi ăn cơm thì nó mở videoclip về cô bé hát tiếng Anh và câu chuyện…hôm qua bắt đầu, hehe. Giờ thì chắc không ghé nhà nó để làm tiếp được, do đó phần còn thiếu của bài này sẽ được cập nhật khi tôi đến “thăm” bạn-của-tui vào một ngày nào đó.

Câu chuyện hôm nay : Truy cập dữ liệu máy tính ở nhà thông qua internet hoặc có thể đặt cho nó một tiêu đề khác là biến máy tính thành webserver và nhiều chuyện khác nữa thông qua cơ chế NAT.

Giải thích : Giờ ở bất kỳ đâu có internet, tôi gõ địa chỉ ftp://anhhangxom.homeip.net, ngay lập tức sẽ xuất hiện hộp thoại yêu cầu nhập username và password > sau đó tôi có thể thấy được ổ D trên máy tính của tôi ở nhà và tùy ý copy dữ liệu hay chép dữ liệu của tôi vào máy tính ở nhà thông qua internet.

Hoặc bạn có thể làm được điều tương tự : tôi xây dựng một trang web nhưng không host lên một server nào hết mà chỉ chạy ở máy tính ở nhà thông qua IIS, giờ tôi muốn khi gõ http://anhhangxom.homeip.net từ bất kỳ đâu có internet, tôi sẽ truy cập được trang web mà tôi đã tạo trên máy tính ở nhà. Rất thích hợp khi bạn muốn demo một trang web cho ai đó coi thử mà không cần phải kiếm chỗ đặt trên Internet.

À quên, để tránh hiểu lầm thì bạn phải chắc là máy ở nhà đang mở nha. Nếu không thì làm sao mà truy cập vào được.


Nếu bạn có hứng thú thì đây là cách làm, phần tôi không làm được sẽ nói sau. Trước hết tôi sẽ giải thích sơ qua cơ chế làm việc. Bạn sẽ truy cập vào máy tính ở nhà bằng cách : gõ địa chỉ IP của máy tính ở nhà vào trình duyệt > yêu cầu sẽ được gửi đến Modem ADSL ở nhà > tùy vào bạn cấu hình NAT mà Modem sẽ biết đường chuyển yêu cầu đến máy tính nào trong nhà (trong trường hợp có nhiều máy cùng kết nối internet ở nhà qua 1 modem) > tùy vào yêu cầu mà máy tính sẽ xử lý. Ví dụ nếu yêu cầu là trang ftp thì máy tính sẽ trả về một trang ftp (nếu có), nếu yêu cầu là một trang web thì kết quả trả về là một trang web trên máy bạn (nếu có) và một vài dịch vụ khác nữa.

Thực sự thì cách làm hơi dài dòng một chút và tôi đang cố tóm gọn lại sao dễ viết và dễ đọc nhất. Như phần giải thích sơ ở bên trên, bạn sẽ sử dụng địa chỉ IP nhưng làm sao biết được địa chỉ IP bởi vì đa số kết nối Internet đều dùng IP động. Mà cho dù là IP tĩnh đi nữa thì làm sao mà nhớ nỗi ? Do đó bước đầu tiên sẽ là tạo một tên miền miễn phí, rồi đến cấu hình modem và cuối cùng là cấu hình thư mục chia sẽ trên máy tính.

1. Xem danh sách dịch vụ được Modem hỗ trợ

Một dịch vụ chuyên dụng phổ biến để tạo tên miền đó là dyndns.org. Tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng dịch vụ được modem bạn đang xài hỗ trợ. Để biết được modem của bạn hỗ trợ những dịch vụ nào, bạn phải truy cập vào modem để xem. Tôi lấy ví dụ với modem ZyXEL :

– Truy cập vào địa chỉ của modem, thường là 192.168.1.1

– Gõ vào username và mật khẩu đăng nhập. Mỗi modem thường có một mật khẩu mặc định, bạn có thể xem trong hợp đồng lắp đặt để biết. Mật khẩu mặc định của modem ZyXEL là 1234. Nếu bí quá bạn có thể reset lại modem để lấy lại mật khẩu mặc định, hoặc tải ebook “Cấu hình một số loại Modem ADSL thông dụng” để biết rõ hơn.

– Sau khi truy cập vào modem, bạn vào phần Advanced > Dynamic DNS > bấm chuột vào ô Service Provider để xem danh sách các dịch vụ hỗ trợ. Tôi nhớ là khi tôi thực thành trên modem DrayTek, nó hỗ trợ rất nhiều dịch vụ.

2. Tạo tài khoản

Sau khi đã xác định được modem hỗ trợ những dịch vụ nào, bạn chọn một dịch vụ nào đó để đăng ký, ở đây tôi chọn DynDns.org.

– Truy cập vào trang https://www.dyndns.com/account/entrance/ để đăng ký một tài khoản và kích hoạt đường link được gửi đến qua mail.

– Đăng nhập vào tài khoản của mình từ đường link bên trên.

– Tôi đã mất khoảng 5 phút lòng vòng trong đó để biết được trang đăng ký DNS, mặc dù trước đó tôi đã tạo một tài khoản. Truy cập vào trang : https://www.dyndns.com/account/services/hosts/add.html

DynDNS

– Phần Hostname bạn gõ tên trang và chọn một trong các domain có sẵn. Có một số tên miền đẹp như .homeip.net, .homeftp.net, .ftpaccess.cc …v…v…Phần Service Type bạn chọn là Host with IP address và gõ địa chỉ IP thực vào ô IP Address, IP của bạn được trong dòng chữ “Your current location’s IP address is xxx.xxx.xxx.xxx”. Nếu muốn sử dụng để chuyển hướng tên miền thì chọn WebHop Redirect và gõ tên miền cần chuyển hướng. Ví dụ tôi dùng tên miền http://anhhangxomonline.tk để chuyển hướng đến tên miền gốc http://anhhhangxomonline.comze.com

– Xong bấm nút Add to cart > bấm Next > bấm Activate services. Vậy là xong rồi, bạn có thể tạo vài cái tương tự trong cùng 1 tài khoản.

3. Cập nhật địa chỉ IP cho tên miền

Sau khi đăng ký xong tài khoản, bạn tải công cụ DNS Update Client từ địa chỉ : http://cdn.dyndns.com/windows/DynUpSetup.exe , dung lượng 724Kb. Như đã nói ở trên nhiệm vụ của công cụ này là cập nhật địa chỉ IP máy của bạn cho tên miền mà bạn đã đăng ký.

DynDNS

Bạn cài đặt và đăng nhập vào tài khoản thành công là được, chương trình này sẽ chạy nền và có biểu tượng ở khay hệ thống.

4. Cấu hình modem

Sau khi tạo xong tài khoản, bạn tiến hành đăng nhập vào Modem thêm một lần nữa, vào phần Advanced > Dynamic DNS và điền vào các thông tin về tài khoản mà bạn đã đăng ký. Ví dụ như hình minh họa bên bên dưới > Xong bấm Apply.

DynDNS

Tiếp theo bạn truy cập theo đường dẫn Network > NAT > chọn thẻ Port Forwading. Giờ bạn hãy chọn dịch vụ mà mình muốn sử dụng ở mục Service Name. Ví dụ nếu bạn muốn sử dụng dịch vụ ftp thì chọn là FTP, nếu muốn sử dụng dịch vụ Web thì chọn WWW…v…v…v Ở đây tôi chọn FTP.

DynDNS

DynDNS

Sau khi chọn xong dịch vụ, bạn gõ địa chỉ IP của máy trong mạng sẽ cung cấp dịch vụ đó, gõ địa chỉ IP của máy bạn vào đây, xong bấm nút Add để thêm vào danh sách, xong bấm Apply. Lưu ý là bạn phải tự set IP bằng tay cho máy của mình, bởi vì nếu để IP tự động (do Modem ADSL cấp) thì không ổn đâu bởi vì có thể hôm nay nó cấp cho bạn IP là 192.168.1.36, ngày mai nó cấp cho bạn là 192.168.1.20 thì hỏng hết việc. Xong bấm Apply để lưu lại. Vậy là xong 90% rồi.

5. Cài đặt dịch vụ Web, FTP cho máy tính

Để biến máy tính thành một WebServer hoặc FTP Server, bạn cần phải cài đặt dịch vụ IIS. Truy cập vào Control Panel > chọn Programs and Features > ở cột bên tay trái, chọn mục Turn Windows features on or off > hộp thoại hiện ra bạn bấm chuột 1 lần vào ô Internet Information Service > bấm dấu “+” để xổ ra và chọn tiếp ô FTP Server như hình bên dưới > xong bấm OK để cài đặt.

IIS

Sau khi cài xong, bạn vào Control Panel > Administrative tools > chạy Internet Information Service (IIS) Manager.

Từ giao diện hiện ra, bạn xổ xuống, nhấp chuột phải vào thư mục Sites và chọn Add FTP Site > hộp thoại hiện ra gõ tên của site vào ô “FTP site name”, và chỉ định thư mục trên máy mà bạn muốn chia sẽ, sau này khi người khác truy cập vào máy bạn thông qua địa chỉ ftp://tenbandangky.com, họ sẽ mở được thư mục mà bạn chia sẽ ở bước này.

FTP

Xong bấm Next > trang hiện ra bạn để mọi thứ mặc định, ở mục SSL bạn hãy chọn là No SSL > bấm Next > Finish.

FTP

Xong bước này, khi tôi gõ ftp://anhhangxom.homeip.net, nó sẽ chuyển thẳng đến máy-của-tui và yêu cầu nhập username và password -> thành công 99% rồi đó.

Các hàng xóm thân mến, đến đây các bạn phải tự bơi rồi chỉ còn 1% đoạn đường thôi mà, hehe. Vấn đề tôi đang gặp phải là cấu hình Security cho IIS và FTP Server. Tuần trước tôi đã thử nhưng không được, giờ muốn thử lại càng không được nữa bởi vì không có modem và mạng. Có thể tôi sẽ bổ sung bài này trong một ngày đẹp trời nào đó, tôi tới nhà bạn-của-tui để thực hành.

Hồi trước đi học theo phương châm “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” -> không thèm ghi bài -> giờ hối hận quá ! Tôi hy vọng là bài này mình có ghi, để về xem lại lần nữa. Và nếu bạn cấu hình được, cho tôi xin 1% còn lại nhé :v_nhaymat1:

13 Comments
  1. Anh đăng kí ở đâu thế? Chí cho em với.

  2. chưa đọc hết nhưng thấy bài này quá hấp dẫn

  3. bài viết thật tuyệt vời. Mình chẳng hiểu tí gì về tạo địa chỉ IP tĩnh hoặc động cho máy, làm thế nào để biết địa chỉ Ip của máy mình. Làm ơn chỉ với, mình rất muốn thử. Mọi HD làm ơn gửi cho mình qua mail: [email protected]
    Thanks

    • Chào bạn,
      Thật sự thì mình không biết phải nói gì đây nữa, thôi thì trả lời mấy câu hỏi của bạn vậy :

      – IP tĩnh : Địa chỉ IP tĩnh là địa chỉ được mua từ nhà cung cấp dịch vụ Internet, tức là địa chỉ IP đó tồn tại mãi mãi và sẽ không có một máy tính nào trên thế giới có được địa chỉ IP này khi tham gia vào mạng Internet. Từ bài viết bên trên bạn sẽ thấy, nếu bạn có một địa chỉ IP tĩnh thì không cần phải dùng phần mềm cập nhật IP làm gì bởi vì IP của bạn sẽ không bị thay đổi và có thể được truy cập từ bất kỳ đâu trên thế giới, chỉ cần gõ đúng địa chỉ IP là được.

      – IP động : không phải ai cũng mua một địa chỉ IP nếu không có việc cần dùng. Khi bạn bật modem lên để kết nối internet, ISP (Viettel,FTP,VNPT) sẽ cấp cho modem một địa chỉ IP tạm thời để dùng Internet. Khi modem bị tắt, địa chỉ IP mà bạn dùng trước đó sẽ được đưa vào “kho IP” của ISP, nếu có máy tính khác vào mạng, ISP sẽ chọn ngẫu nhiên một IP trong “kho IP” để cấp cho máy đó. Khi bạn mở modem để vào lại mạng -> có thể bạn sẽ được cấp một địa chỉ IP khác. Việc sử dụng IP động như vậy có nhiều lợi ích bởi vì bạn có thể thay đổi địa chỉ IP dễ dàng và quan trọng là kho địa chỉ IP tĩnh đang ngày càng cạn kiệt.

      – Ví dụ trong một tiệm Net có 24 máy truy cập Internet, tất cả 24 máy này khi đi ra ngoài Internet đều sử dụng 1 địa chỉ IP duy nhất, hay còn gọi đó là địa chỉ IP thực. Địa chỉ IP thực là địa chỉ IP do nhà cung cấp dịch vụ Internet (Viettel,FTP,VNPT) cấp cho bạn mỗi khi bạn mở modem lên, thường thì nó sẽ thuộc loại IP động. Nếu bạn đã mua một địa chỉ IP tĩnh thì bạn sẽ phải điền IP tĩnh của bạn vào trong Modem để sử dụng, nếu không nó sẽ sử dụng IP động do ISP cấp.

      – Mặc dù 24 máy trong tiệm Net sử dụng chung một IP để truy cập Internet nhưng trong LAN, mỗi máy đều có một địa chỉ IP riêng dạng 192.168.1.1, 192.168.1.2, 192.168.1.3 …để phân biệt giữa các máy. Ví dụ khi máy số 1 (có địa chỉ IP là 192.168.1.1) muốn truy cập trang anhhangxom.tk, trước khi gửi yêu cầu ra Internet, modem của bạn sẽ thay thế địa chỉ IP mạng LAN của máy số 1 (192.168.1.1) bằng địa chỉ IP thực do ISP cấp lúc bật modem (vd : 118.69.225.38) bởi vì chỉ có địa chỉ IP thực mới sử dụng được trên Internet mà thôi. Khi có kết quả trả về, modem của bạn lại làm nhiệm vụ là gắn địa chỉ IP mạng LAN của máy số 1 vào gói tin phản hồi và chuyển cho máy số 1 -> kết quả là trang anhhangxom.tk hiển thị trên trình duyệt của máy số 1 chứ không phải là máy số 2 -> hên ghê !

      – 24 máy trong mạng cũng sử dụng địa chỉ IP tĩnh hoặc IP động, nhưng đó là IP trong mạng LAN, không phải IP thực. Tức là bạn có thể tự gán cho máy tính của mình địa chỉ IP 192.168.1.11. Giờ bạn ở bất cứ máy tính nào trong mạng LAN, gõ vào 192.168.1.11 là sẽ truy cập được vào máy của bạn. Bình thường, nếu bạn không tự gắn địa chỉ IP cho mình, Modem của bạn sẽ tự động cấp phát IP cho tất cả các máy tính trong mạng LAN. Để thay đổi địa chỉ IP cho máy tính trong mạng LAN, bạn có thể xem bài viết “OpenDNS và GoogleDNS

      – Để biết được Modem đã cấp cho mình địa chỉ IP nào : bạn vào Run > gõ cmd và bấm Enter. Cửa sổ hiện ra bạn gõ “ipconfig” và bấm Enter, kết quả trả về bạn xem ở dòng IP Address hoặc IPv4 Address nếu dùng Win7

      – Để biết được IP thực của máy tính do ISP cấp cho bạn tại thời điểm hiện tại, bạn chỉ cần truy cập vào trang web http://whatismyipaddress.com/ . Nó sẽ hiện ra cho bạn địa chỉ IP thực, quốc gia của bạn và thậm chí là bạn đang dùng mạng của ai (ISP).

      Hic, tạm thời vậy thôi nhé. Để mình hoàn tất một bài khác đang viết dở.

  4. Bài viết rất hay và chi tiết. Các so sánh vô cùng dễ hiểu.
    Cho mình hỏi một chút, mình đang thiết lập một NAS dùng FreeNAS, đang không biết làm thế nào để remote được nó vì theo như hướng dẫn của bạn thì phải có một phần mềm cập nhật IP động lên dịch vụ DNS. Mà trên FreeNAS thì chả cài được phần mềm nào tương tự như thế thì phải ???

  5. 🙂 Lại quay về với Windows vậy 😀

  6. À, đã tìm ra mục cập nhật IP cho dịch vụ DNS trong freeNAS. Giờ đang mò mẫm forward port 🙂

  7. :D. Thanks bác đã chia sẻ. Em gặp 1 vấn đề như thế này.
    Nhà em dùng 1 modem. Địa chỉ truy cập trang cấu hình của nó là 192.168.1.1.
    Modem này em gắn thêm 1 bộ phát wifi nữa. Địa chỉ của bộ phát wifi do modem cấp là 192.168.1.100. Địa chỉ để truy cập trang cấu hình của modem là 192.168.0.1.
    Máy xách tay của em ở địa chỉ 192.168.0.163 đã được cài thành máy chủ web ở cổng 8063. Bình thường em vẫn truy cập web em làm ở địa chỉ 192.168.0.163:8063.

    Hiện tại em đã làm giống như bác bảo. Gõ địa chỉ đăng ký trong trang DynDNS thì nó trỏ về địa chỉ trang quản lý modem là 192.168.1.1. Vấn đề là em muốn dùng địa chỉ đó để truy cập vào địa chỉ 192.168.0.163:8063 thì phải làm như thế nào.

    Các port em đã forward như sau.
    Của modem (192.168.1.1) em forward port 8063 cho 192.168.1.100 (địa chỉ mà nó cấp cho bộ wifi)
    Của wifi (192.168.0.1) em forward port 8063 cho 192.168.0.163 (địa chỉ mà bộ wifi cấp cho máy xách tay của em)

    P/S: Rất mong được bác giúp đỡ

    • @FreeStyle : về cơ bản bạn cấu hình chuyển tiếp từ ngoài vào modem ADSL, từ modem ADSL vào Wifi, sau đó chuyển tiếp từ Modem Wifi vào laptop là hợp lý. Tuy nhiên khi xem các cổng bạn đã forward thì tôi thấy có sai một chỗ :
      “modem (192.168.1.1) em forward port 8063 cho 192.168.1.100 (địa chỉ mà nó cấp cho bộ wifi)” -> bạn không thể forward cổng 8063 từ Modem vào bộ phát Wifi được bởi vì khi bạn truy cập vào Modem từ Internet, port mặc định là 80 (http) -> Modem ADSL chỉ chuyển kết nối đến bộ phát Wifi nếu nhận được tín hiệu ở port80. Trong trường hợp bạn đã cấu hình port 8063 thì chắc chắn modem sẽ không nhận tín hiệu và chuyển vào bộ phát Wifi đâu.

      Do đó từ modem ADSL, bạn forward vào bộ phát Wifi với cổng mặc định là HTTP. Sau đó từ bộ phát Wifi, bạn tiến hành forward vào laptop với cổng 8063 như bạn mong muốn.

      Chúc bạn may mắn !

  8. Chào bạn, mình đã cấu hình xong phần FTP, nhưng khi truy cập vào ftp://tenmien thì phải nhập pass, mình vô IIS Manager chỉnh là cho phép ai cũng dc truy cập vô FTP rùi nhưng vẫn bị yêu cầu nhập pass. Mình phải nhập pass nào, đã thử mấy lần luôn mà ko dc. Cảm ơn ban nhé.

  9. có thể chạy chương trình kế toán từ máy ở nhà thông qua internet đc không và chạy cùng một lúc nhiều máy để nhập số liệu vào chuong trinh ke toan máy ở nhà dc khong

Ý kiến phản hồi