Có bạn đã hỏi trên fanpage rằng làm sao để backup dữ liệu cùng lúc lên các dịch vụ Cloud như Dropbox, OneDrive, GoolgeDrive mà không tốn quá nhiều dung lượng ổ cứng. Bởi theo như bình thường, bạn phải chép dữ liệu vào từng thư mục của các dịch vụ lưu trữ bên trên thì nó mới đồng bộ dữ liệu cho bạn -> việc này làm dữ liệu bị trùng lắp, gây khó khăn trong việc quản lý và quan trọng là tốn dung lượng ổ cứng một cách không cần thiết.
Giải pháp rất đơn giản và có lần tôi đã giới thiệu : sử dụng “symbolic link”
Kịch bản là tôi sẽ tạo một thư mục chứa dữ liệu cần backup lên nhiều dịch vụ khác nhau. Tôi lưu nó ở ổ D và đặt tên thư mục là “CloudData” (D:CloudData) -> cần backup gì thì cứ chép vào thư mục này, việc còn lại thì để đảng và nhà nước lo 😀
Bây giờ, tôi sẽ link thư mục này với các dịch vụ lưu trữ như Dropbox và OneDrive trên máy của tôi. Bạn có thể link bao nhiêu tùy thích.
– Mở cửa sổ Command Prompt ở chế độ admin và gõ vào dòng lệnh sau để backup dữ liệu lên SkyDrive(OneDrive)
mklink /d F:SkyDriveCloudDataOfOneDrive D:CloudData
– Tiếp tục gõ vào dòng lệnh sau để backup dữ liệu lên Dropbox
mklink /d F:DropboxCloudDataOfDropbox D:CloudData
– Bạn không cần phải tạo trước các thư mục “CloudDataOfOneDrive” và “CloudDataOfDropbox”, dòng lệnh bên trên sẽ tự động tạo theo ý của bạn (đặt tên tùy thích nhé), chỉ cần chỉ rõ đường dẫn là được.
Kết quả :
Nếu bạn thấy thông báo như hình bên trên thì có nghĩa là đã thành công. Từ giờ, các thư mục CloudDataOfDropbox, CloudDataOfOneDrive và thư mục gốc “CloudData” sẽ giống như được đồng bộ với nhau nhưng dữ liệu thực sự đang được lưu trữ tại thư mục “CloudData” và quan trọng là chỉ có thư mục này mới tốn dung lượng ổ cứng mà thôi 🙂
Khi thư mục gốc “CloudData” bị xóa, các thư mục còn lại sẽ không truy cập được nhưng dữ liệu trước đó đã được backup lên server vẫn an toàn và không bị xóa.
1 là rất cám ơn e đã giải ….1 phần bài toán 1 chàng nhiều ghệ…
2 là nhờ em làm giúp 1 vi déo cờ nhíp cho hailua như a bít mà làm theo.
3 là có 1 bài toán nho nhỏ e giúp thêm: VD a có 3 ghệ: Dropbox hàng U20 (20 GB), OneDrive (em nó còn nhỏ tầm 7 GB), Google Drive: máy bay bà già, U50 (do được tặng VD như mới mua M8 chẳng hạn)
giờ up lên thì trên 7Gb có em nào báo là anh ui hết Cô-ta (quota) rồi, up lên trên 20 GB thì DB la lên : xin lỗi em ….chịu ko nổi heheheh v.v….. và thêm nữa là nếu em này hết nó tự động chuyển qua em kia hay là đứng im cả 3 em luôn…
4….chưa nghĩ ra
Chào anh,
1 là cám ơn anh đã quan tâm 😀
2 là em sẽ làm vào tối nay hoặc tối mai
3 là nếu “hàng gốc” của anh phù hợp với em nào thì em đó tự xử lý và không liên quan gì tới các em khác cả. Những em chịu không nổi thì có thể sẽ hét toáng cả lên (hết quota, hàng quá bự, không đủ chỗ chứa…v…v…) và dĩ nhiên là ko up lên được rồi. Tóm lại thì vụ này giống như anh đánh lẻ từng em vậy :))
4…em sẽ trả lời khi anh nghĩ ra 😀
AHX quý mến, hãy giúp tôi vướng mắc sau: Tại sao PC của tôi khi vào cửa sổ Command Prompt, dấu nhắc lại ở sau dòng lệnh: “C:UsersAM>” do đó khi gõ dòng lệnh của anh hướng dẫn như trên, thì thông báo không tìm thấy…Vậy muốn quay trở về: “C:Windowssystem32>” để gõ dòng lệnh trên thì làm sao? hãy giúp tôi. Thanks AHX.
Chào bạn. Nếu bạn chạy Command Prompt ở chế độ toàn quyền thì thư mục mặc định nó sẽ trỏ về là “C:Windowssystem32>”, ngược lại nó sẽ trỏ về thư mục profile của User. Để chạy ở chế độ toàn quyền trong Windows 8, bạn bấm phím Windows+X > menu hiện ra chọn “Command Prompt (Admin)”. Còn trong Windows 7 bạn bấm vào menu Start > All Programs > Accessories > nhấp chuột phải vào “Command prompt” và chọn “Run as administrator”.
Chạy ở chế độ Admin giúp bạn thực hiện trơn tru gần như mọi câu lệnh mà không bị “dằn mặt” bởi thông báo “Access is denied” 😀
Cho hỏi thêm : trong phần giải thích nếu “hàng gốc” của anh phù hợp với em nào thì em đó tự xử lý”,phù hợp ở đây là sao ? Mình không thể chọn lựa up lên drive nào à ? Thí dụ như hôm nay bắt đầu lập thì Thư mục CloudData có đồng bộ với các drive không ? .Mình có thể xóa bớt dữ liệu trong CloudData để tiết kiệm dung lượng ổ cứng phải không ?Cám ơn bạn rất nhiều.
Chào anh,
Phù hợp ở đây có nghĩa là khi anh chép một tập tin vào thư mục gốc. Nếu tập tin đó phù hợp với Google Drive hoặc Dropbox hoặc OneDrive thì các ứng dụng đó sẽ tự động upload lên server. Tức là tùy mỗi dịch vụ, nó qui định dung lượng tối đa của tập tin, tên tập tin có vi phạm qui định về ký tự hay không, hoặc dịch vụ còn băng thông để upload hay không.
Thay vì copy dữ liệu vào thư mục của từng dịch vụ (tốn dung lượng không cần thiết), nay anh chỉ cần copy vào thư mục CloudData và nó sẽ tự động đồng bộ lên Dropbox, OneDrive và GoogleDrive.
Nếu dữ liệu trong thư mục CloudData bị xóa thì dữ liệu trên các dịch vụ lưu trữ cũng bị xóa theo.
Mình nghĩ muốn chọn up dữ liệu nào lên đâu thì thay vì :
mklink /d F:SkyDriveCloudDataOfOneDrive D:CloudData
mklink /d F:DropboxCloudDataOfDropbox D:CloudData
(Cái này là Up 1 dữ liệu lên nhiều nơi lưu trữ, cái này có lợi là nếu OneDrive sập tiệm hoặc quên pass thì vẫn còn Dropbox và khi cần tìm dữ liệu chỉ cần mở 1 trong các nơi lưu trữ là tìm được – Cái này hơi lãng phí tài nguyên)
Bạn phải làm vầy:
mklink /d F:SkyDriveCloudDataOfOneDrive D:CloudDataOneDrive
mklink /d F:DropboxCloudDataOfDropbox D:CloudDataDropBox
(Cái này là Up mỗi nơi lưu trữ những dữ liệu khác nhau, bất lợi là bạn muốn tìm 1 dữ liệu hơi vất vả vì có thể phải tìm trong 2, 3,… nơi lưu trữ. Lợi là Up được nhiều dữ liệu hơn
Tôi nhận được thông báo “device is not ready”.Xin hỏi F là mặc định phải không hay tùy máy của mỗi người mà chọn.Máy của tôi F là DVD,G là CD.
Ổ “F:” và ổ “D:” theo như hình minh họa bên trên là tùy từng máy. Trên máy em cài Dropbox và OneDrive vào ổ D nên đường dẫn sẽ là “D:Dropbox” hoặc “D:SkyDrive”.
Có thể sử dụng phần mềm http://code.google.com/p/symlinker/ có chức năng tương đương cho mấy bạn không rành về lệnh
Anh co the giup e cai phan mem imas 8 khong, e lam hoai ko dc, ma dang gan gap nua
Thật sự thì mình không có cảm tình với mấy việc backup này cho lắm, vì tốc độ download/upload ở VN là khá chậm. Mặc dù nó cũng có lợi là hạn chế việc mất dữ liệu.
Có dịch vụ web nào cho đồng bộ mấy thằng này với nhau không ahx, chứ up đi up lại cũng mệt lắm 🙁
Dịch vụ web giúp đồng bộ mấy thằng này với nhau thì cũng có nhiều và mình cũng từng giới thiệu rồi, nhưng giờ nhất thời không nhớ nữa 😀
Cho em hỏi, trường hợp của Box.com là tên thư mục có khoản trắng “Box Sync” thì có cách gì xử lý không ạ?
Nếu tên thư mục có khoảng trắng thì bạn để toàn bộ đường dẫn trong dấu nháy kép ” hoặc dấu nháy đơn ‘ nhé, lâu quá quên mất tiêu rồi 🙂 . Ví dụ
mklink /d ‘F:Box SyncCloudDataOfBox’ ‘D:Box Sync’