5 lỗi người dùng WordPress nên tránh

WordPress là một CMS (Content Management System — Hệ thống quản lí nội dung) mạnh mẽ cho phép bạn nhanh chóng và dễ dàng xuất bản nội dung lên Web. Tuy nhiên, khi chúng ta tập trung mọi sự chú ý vào việc xuất bản nội dung tốt, chúng ta có xu hướng tạo ra một vài lỗi tai hại (với WordPress). Dưới đây là năm lỗi hàng đầu mà mỗi người dùng WordPress nên tránh làm để có một blog thành công và khỏe mạnh.

1. Sử dụng những plugin và theme vô giá trị (nulled)

Thật khó cưỡng lại được khi bạn nhìn thấy những plugin và theme premium miễn phí. Cái bẫy là các plugin và theme premium nulled có sẵn miễn phí đó thật sự không miễn phí. Những plugin và theme nulled này thường chứa mã độc mà có thể làm những việc như chuyển hướng người dùng đến website khác, kí sinh liên kết, tạo backdoor, spam người dùng khác… Trong tình huống tồi tệ nhất, mã độc này có thể phân tách (take down) website hay blog của bạn một cách hiệu quả.

Bài học là không bao giờ sử dụng plugin và theme nulled. Nếu bạn muốn cài đặt một plugin hay theme (miễn phí hoặc premium), chỉ download và cài đặt plugin hay theme đó từ nguồn đáng tin cậy như là website của nhà phát triển hoặc kho WordPress. Nếu bạn đã cài đặt một vài plugin hay theme và muốn kiểm tra chúng xem có mã độc không, bạn có thể sử dụng Theme Authenticity Checker để kiểm nghiệm plugin và theme.

2. Xao lãng sao lưu dự phòng (backup) thường xuyên

Chúng ta thường không chú ý tới tầm quan trọng của backup cho đến khi site của chúng ta bị down. Quá dễ dàng để làm mọi thứ tồi tệ trong WordPress. Một bài viết đơn lẻ có thể gây ra lỗi cho toàn bộ cơ sở dữ liệu, hay việc cài đặt toàn bộ plugin có thể làm down toàn bộ site. Đó là lí do tại sao, dù cho site của bạn lớn cỡ nào, bạn nên luôn nhớ back up các file và database thường xuyên. Nhiều nhà cung cấp hosting hứa hẹn với bạn là họ sẽ làm công việc backup giùm bạn. Nhưng hầu hết họ không làm trừ phi bạn trả họ một số tiền lớn mỗi tháng.

Để backup trang web WordPress của bạn, bạn có thể xài những plugin miễn phí như BackWPUp, BackUpWordPress… Nếu bạn có điều kiện, bạn có thể sử dụng các dịch backup WordPress premium như là VaultPress, BackUpBuddy… Những dịch vụ premium này tự động quá trình sao lưu dự phòng và phục hồi website của bạn khi cần.

3. Xao lãng cập nhật

Với sự lớn mạnh của website hoặc blog của bạn, bạn rất dễ quên cập nhật WordPress, theme và plugin. Có những lí do vì sao có những bản cập nhật, và một trong số chúng là để sửa lỗi bảo mật. Trừ phi bạn muốn mở lối vào website của bạn cho hacker, bạn sẽ muốn cập nhật site của bạn ngay khi bản cập nhật có sẵn.

Mặc định, WordPress thông báo cho bạn trên dashboard bất cứ khi nào có cập nhật mới, vì vậy hãy nắm bắt cơ hội và cập nhật plugin hoặc theme được nhắc đến sớm nhất có thể. Nếu bạn muốn nhận thông báo qua email ngay khi có bản cập nhật, bạn có thể sử dụng những plugin miễn phí như WP Updates Notifier.

4. Không sử dụng Caching Plugin

Tốc độ trang là một trong những yếu tố quan trọng của SEO ngày nay. Đối với một CMS được điểu khiển bởi database như WordPress, một caching plugin là phải có vì nó sẽ làm giảm chi phí server và cải thiện thời gian tải trang của bạn. Ngoài ra, một caching plugin cũng có thể cứu site bạn khỏi sự tăng traffic một cách đột ngột bằng cách giảm bớt việc sử dụng toàn bộ tài nguyên server.

Để tăng tốc trang web, bạn có thể cài những caching plugin miễn phí cho WordPress như W3 Total Cache hay WP Super Cache. Nếu có thể, hãy sử dụng một CDN (Content Delivery Network — Mạng lưới phân phối nội dung) như MaxCDN hay CloudFlare (miễn phí) kết hợp với caching plugin, vì điều này tăng tốc độ trang web của bạn đáng kể.

5. Có quá nhiều Category và Tag

WordPress tự thân nó thật sự dễ dàng để phân loại và tạo nhãn những bài viết bằng cách sử dụng tính năng category và tag. Phần lớn người dùng không hiểu sự khác nhau giữa category với tag và sử dụng chúng thay thế cho nhau. Cuối cùng, điều này sẽ làm cho database trở nên tồi tệ và làm cho site của ban khó quản lí.

Nếu bạn vừa bắt đầu làm trang blog mới, thực hành tốt nhất trước tiên là tạo một vài category, và sau đó viết vài bài cho những category đó. Bạn không nên có nhiều hơn 10 category cho blog của bạn vì điều đó sẽ làm loãng nội dung trang.

Kết luận

Như bạn có thể thấy, quá dễ để gây ra sai làm với blog WordPress của bạn, nhưng học hỏi và sửa chữa từ những lỗi lầm sẽ làm bạn tốt hơn. Bạn tạo tạo ra những sai lầm gì với blog WordPress của bạn? Hãy chia sẻ những suy nghĩ và kinh nghiệm của bạn bằng cách sử dụng mẫu comment bên dưới.

Theo Make Tech Easier

2 Comments
  1. Tớ đã sai lầm khi để một số category trùng tên với tag 🙁

  2. Hồi trước chưa biết đến Caching Plugin nên khi site online quá cao làm sập site mà không biết khắc phục thế nào… traffic giảm, nghỉ chơi.

Ý kiến phản hồi