WordPress đã phát hành phiên bản 2.9 với những nâng cấp…gì đó, tôi cũng chỉ mới dùng có một này thôi, nó chỉ có vài thay đổi trong phần quản lý hình ảnh. Hôm qua, nó đã cho tôi một bất ngờ là bài viết mà tôi đã lên lịch post không tự động post mà hiển thị thông điệp Schedule missing. Hôm nay tình cờ mới biết được WP đã phát hành bản 2.9.1 beta1 để sửa lỗi này và lỗi Pingback. Hix, lại tốn thời gian nâng cấp nữa. Hôm nay là ngày 1 tháng 1 năm 2010 và tôi vừa mới có mặt tại Vũng Tàu, cũng 1 tháng rồi chưa thăm biển. Việc đầu tiên khi về tới nhà là nối mạng để post bài này vì tính năng lên lịch của WP 2.9 bị lỗi mà, hic.
Lúc đầu mới làm cái blog này, có tháng tôi thực hiện nâng cấp đến 3 lần : đuối, nhưng buộc phải làm vì lý do bảo mật. Cái gì cũng vậy, lần đầu tiên bao giờ cũng khó khăn và lần nâng cấp blog đầu tiên cũng vậy : mất mấy ngày nghiên cứu kỹ lưỡng mới dám làm.
Tìm thông tin trên mạng thì mỗi nơi hướng dẫn mỗi kiểu, không biết đường nào mà lần. Tôi cũng đã thử sử dụng tính năng nâng cấp tự động của WP và của các Plugin nhưng rất tiếc là không lần nào thành công cả -> trên mạng nhiều người nói làm thành công mới đau chứ ! Cuối cùng thì tôi quyết định nâng cấp bằng tay và hôm nay tôi rút lại cách nâng cấp cho blog WordPress và các plugin của nó như sau :
Với WordPress :
Trước hết bạn phải backup toàn bộ blog. Cái này thì bạn phải vào phần quản trị của host để thực hiện.
Tải phiên bản mới nhất của WordPress tại địa chỉ : http://wordpress.org
Dùng phần mềm FileZilla kết nối đến host của bạn.
Trước khi tiến hành update phiên bản mới, bạn cần phải xác định rằng mình cần phải giữ lại những file nào. Tôi ví dụ như trong bài “Thêm biểu tượng cảm xúc cho blog WordPress”, tôi đã upload một đống icon lên đó và có chỉnh sửa tập tin functions.php -> do đó giờ tôi phải backup thư mục icon và tập tin functions.php bằng cách dùng FileZilla để tải nó về một thư mục nào đó trên máy. Ngoài ra thì nếu trong thư mục admin của bạn có tạo hoặc chỉnh sửa tập tin .htaccess hay gì đó thì giờ hãy tải nó về và lưu tạm vào một thư mục nào đó. Lưu ý : riêng với file function.php, bởi vì mỗi phiên bản mới của WP có thể có thêm bớt hay sửa đổi các hàm trong tập tin này nên sau khi nâng cấp thành công, bạn tuyệt đối đừng chép đè tập tin function.php đã backup trước đó vào chỗ cũ mà phải sửa bằng tay tập tin này. Có thể trước khi upload toàn bộ phiên bản mới lên, bạn hãy mở tập tin function.php (của phiên bản WP mới) ra, sau đó mở tập tin function.php mà bạn đã backup trước đó, chép đoạn mã mà bạn đã thêm vào lần trước và “dán” nó vào tập tin function.php mới , lưu lại.
Sau khi đã chắc chắc “không còn gì để mất”, từ thư mục gốc của host, bạn tiến hành xóa tất cả ngoại trừ những thư mục và tập tin sau : thư mục wp-content (chứa các plugin, hình ảnh và bài viết của bạn), tập tin wp-config.php (chứa thông tin cấu hình kết nối của Blog), tập tin .htaccess (nếu có)
Như cái hình minh họa bên trên, những dòng được đánh dấu màu xanh sẽ bị xóa.
Với các plugin :
Với các plugin thì bạn hãy làm giống như cài đặt một plugin mới vậy : truy cập đến thư mục plugin trên server và xóa plugin cần nâng cấp, sau đó chép bản mới của nó vào là được. Lưu ý trước khi thực hiện bạn cần truy cập vào phần quản trị của Blog và Deactive các plugin cần nâng cấp. Sau khi nâng cấp xong thì active nó lại.
trời ơi! em thử làm nhiều lần những vẫn die blog hà! hic.
Một thủ thuật (nói cho oai hihi) là khỏi cần nâng cấp. Up host riêng rồi cứ bản cài đặt mờ xài! nếu muốn thử thì tạo một thư mục mới ! rồi cài đặt bản mới lên, sao đó. Test thử! nếu thấy ok thì backup bài viết lại, rồi tiến hành cài đặt bản mới lên blog cũ. rồi up bài mới lên, thử nhiều lần vẫn thấy ok!
mờ cho em hỏi lun, cái theme này tên là gì mà đẹp kinh hoàng zị? em chẳng biết zì về theme nên tìm đại một cái rồi up lên. ! thấy cũng tạm nên tự bằng lòng!
hic, có tuyệt chiêu nào ko? chỉ em với. Mà dạo này hết bản quyền miễn phí rồi hả? em đợi hoài mà không thấy